Sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của trung tâm dữ liệu (TTDL) đặt ra những yêu cầu khắt khe cho hạ tầng mạng, không chỉ về độ tin cậy mà cả khả năng quản lý linh hoạt. Một giải pháp đấu nối cáp tối ưu là điều rất cần để đáp ứng những yêu cầu về tốc độ cao cho hiện tại và trong tương lai như:
- Ứng dụng Ethernet 40G và 100G.
- Đường truyền kết nối từ thiết bị chủ động đến thiết bị lưu trữ dữ liệu tốc độ 32 Gbps hoặc cao hơn (còn được gọi là Fibre Channel).
- Chuẩn truyền dữ liệu InfiniBand với tốc độ 40 Gbps (InfiniBand là chuẩn truyền dữ liệu hai chiều giữa các bộ xử lý và các thiết bị I/O).
- Ngoài ra, nhu cầu mở rộng TTDL đòi hỏi phải tăng thêm số lượng máy chủ, thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến hay những thiết bị lưu trữ. Đồng thời, với việc ngày càng có nhiều ứng dụng đòi hỏi băng thông cao như đàm thoại hình ảnh, chia sẻ dữ liệu, xem phim trực tuyến,… yêu cầu đặt ra cần một hạ tầng mạng với tốc độ truyền tải cao hơn. Vì vậy, tốc độ 1 Gbps và 10 Gbps không còn phù hợp, Do đó, yêu cầu cần có một hạ tầng mạng với tốc độ truyền tải cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng - cáp quang OM4 đã ra đời nhằm giải quyết tất cả vấn đề trên.
Cáp quang OM3 và OM4 sử dụng phương thức truyền quang song song thay vì từng chuỗi nối tiếp tại bước sóng 850-nm sử dụng nguồn phát quang tia laser (VCSEL). Về phần cáp quang singlemode, việc truyền dữ liệu thực hiện bằng cách ghép kênh quang theo bước sóng (WDM).
Trong phương thức truyền quang song song, tín hiệu sẽ được truyền và nhận trên nhiều sợi quang đồng thời.Cụ thể, ứng dụng Ethernet 40G sử dụng bốn sợi quang truyền và bốn sợi quang nhận tín hiệu cùng lúc. Tương tự, ứng dụng Ethernet 100G sử dụng 10 sợi quang truyền và 10 sợi quang nhận tín hiệu đồng thời.
Jacket: Có khả năng chịu va đập, nhiệt và chịu mài mòn tốt, giúp bảo vệ phần bên trong để tránh ẩm ướt hay những ảnh hưởng từ môi trường.
Buffer: Lớp phủ dẻo bên ngoài giúp bảo vệ cho sợi quang không bị hỏng và ẩm ướt.
Strength member: Đây là lớp chịu nhiệt tốt, chịu được lực kéo căng và thường được làm từ các sợi Kevlar.
Primary coating: Là lớp vỏ nhựa PVC giúp bảo vệ Core và Cladding không bị bụi, ẩm hay trầy xước gì.
Về băng thông: Chỉ cáp quang OM3 và OM4 được chọn để truyền ứng dụng Ethernet 40G/100G. Cả hai loại cáp quang được tối ưu khi truyền ở bước sóng 850-nm và có EMB (Effective Modal Bandwidth) 2000 MHz.km và 4700 MHz.km. Kỹ thuật đo hai EMB này đang được sử dụng để kiểm tra băng thông. So với kỹ thuật DMD (Differential Mode Delay), EMB được đánh giá đáng tin cậy và có thông số chính xác hơn. Các thông số đo càng chính xác, việc dự đoán hiệu suất cáp quang càng chắc chắn. Việc sử dụng giải pháp cáp quang OM3 và OM4 được đo bởi kỹ thuật EMB sẽ giúp cho hạ tầng cáp quang TTDL đáp ứng tiêu chuẩn băng thông của IEEE.
Về độ suy hao: Suy hao là một trong những thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất cáp quang khi triển khai trong TTDL, vì tổng suy hao toàn tuyến sẽ ảnh hưởng đến khoảng cách truyền. Độ suy hao càng lớn, khoảng cách truyền càng ngắn. Với cáp quang OM3, để đạt khoảng cách truyền tối đa 100 mét, tiêu chuẩn Ethernet 40G và 100G quy định tổng suy hao toàn tuyến tối đa là 1,9 dB. Trong đó, tổng suy hao các đầu nối là 1,5 dB, suy hao trên cáp là 0,4 dB. Với cáp quang OM4, để đạt khoảng cách truyền tối đa 150 mét, tổng suy hao toàn tuyến tối đa là 1,5 dB, trong đó tổng suy hao các đầu nối là 1,0 db và suy hao trên cáp là 0,5 dB. Với những yêu cầu kỹ thuật khắt khe như trên, cần cân nhắc và tính toán khi thiết kế giải pháp kết nối MPO cho TTDL.
Về độ trễ truyền: Tiêu chuẩn IEEE 802.3ba quy định độ trễ truyền tối đa cho cáp quang là 79 ns. Vì tín hiệu quang được truyền đồng thời trên nhiều sợi quang nên sẽ xảy ra hiện tượng trễ truyền, tín hiệu không đến cùng lúc. Khi độ trễ truyền cao quá mức cho phép, việc truyền dữ liệu sẽ xảy ra lỗi. Giải pháp MPO không chỉ đảm bảo độ trễ truyền trong mức cho phép, mà còn đáp ứng độ trễ truyền của ứng dụng yêu cầu khắt khe hơn như Infiniband 0,75 ns, hoàn toàn đáp ứng khả năng truyền ứng dụng Etherrnet 40G/100G. Sử dụng giải pháp có độ trễ truyền thấp giúp kéo dài thời gian sử dụng và đảm bảo chất lượng cho hạ tầng cáp cấu trúc TTDL.
- Màu: Aqua
- Kích thước lõi: 50 um
- Tốc độ dữ liệu: 10GB @ 850nm
- Khoảng cách tối đa: 550 mét
- Có thể chạy được 100 GB đến 150 mét sử dụng đầu nối MPO
- 1 BASE – SR khoảng cách: 400 mét
- 40 BASE – SR4 và 100 GBASE – SR10 có khoảng cách 150 mét
Cáp quang Multi mode OM4 được thiết kế với đường kính lõi sợi quang 50μm, băng thông hoạt động tăng hơn 2 lần sao với OM3 và đạt mức 4700 MHz – km (EMB), đặc biệt được ứng dụng cho 10, 40 và 100 GE.
Cáp quang OM4 sử dụng phương thức truyền quang song song thay vì từng chuỗi nối tiếp tại bước sóng 850nm sử dụng nguồn phát quang tia laser (VCSEL).
Việc lựa chọn loại cáp quang nào cho mạng cáp quang phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, vấn đề chi phí là điều khiến các nhà quản lý đầu tư phải đau đầu. Bởi số tiền đầu tư cho thiết bị sử dụng cap quang Single Mode cao hơn nhiều lần so với sử dụng cáp quang Multimode. Do đó, cáp quang Multi Mode được các chuyên gia công nghệ khuyến cáo sử dụng, đặc biệt là cáp quang OM4 bởi những tính năng ưu Việt mà cáp mang lại.
Cáp quang Multi mode OM4 được thiết kế với đường kính lõi sợi quang 50μm, băng thông hoạt động tăng hơn 2 lần sao với OM3 và đạt mức 4700 MHz – km (EMB), đặc biệt được ứng dụng cho 10, 40 và 100 GE.
Cáp quang OM4 sử dụng phương thức truyền quang song song thay vì từng chuỗi nối tiếp tại bước sóng 850nm sử dụng nguồn phát quang tia laser (VCSEL).
Kết luận:
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho tương lai, kết nối MPO sử dụng cáp quang OM3 và OM4 với khả năng mô-đun hóa là giải pháp lý tưởng cho hạ tầng cáp trong TTDL. Song song đó, cần tuân thủ theo tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống cáp cấu trúc TIA-942 để nâng cao tính linh hoạt, khả năng dự phòng cao, dễ dàng chuyển đổi sang ứng dụng Ethernet 40G/100G.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và gửi báo giá cụ thể. Sự tin tưởng của quý khách hàng chính là cơ hội mở rộng thị trường của công ty Tuấn Linh, hân hạnh được phục vụ.
Công ty Viễn Thông Tuấn Linh